Có khi nào bạn đặt ra câu hỏi vì sao mỗi khi đưa điện thoại lên tai để nghe là điện thoại của bạn tắt màn hình không? Bạn có thắc mắc vì sao chiếc điện thoại của bạn nhận biết được độ sáng môi trường để tinh chỉnh độ sáng màn hình cho phù hợp không? Và bạn có biết làm sao để điện thoại của bạn xoay dọc xoay ngang? Bằng cách gì chúng có thể chạm tay vào màn hình? Và còn rất nhiều câu hỏi nữa chúng ta sẽ được làm sáng tỏ thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Cảm biến ánh sáng được đặt bên dưới màn hình cảm ứng điện thoại di động, với công nghệ cảm ứng điện dung dùng một lưới các điện cực phủ trên màn hình trên đó là một điện thế. Khi các ngón tay đến gần điện cực, điện dung của lưới sẽ hoàn toàn thay đổi và có thể đo được. Với việc đo tất cả các điện cực, chúng sẽ nhận biết được các ngón tay. Có 2 loại điện dung là điện dung tương hồ và điện dung riêng.
Với loại diện dung tương hỗ giúp ta có được màn hình cảm ứng đa điểm và được sử dụng khá phổ biến trên các dòng điện thoại thông minh, máy tính bảng, hay laptop. Còn điện dung riêng sẽ tạo ra một tín hiệu mạnh hơn điện dung tương hổ, cho phép định vị chính xác ngón tay đang ở một khoảng cách xa hơn, tuy nhiên nó lại không thể xác định được vị trí của nhiều ngón tay cùng lúc nay không nhiều thiết bị được tích hợp màn hình điện dung riêng.
Có một số thiết bị đặc biệt xài kết hợp cả điện dung tương hổ và điện dung riêng để phục vụ cho tính năng điều khiển mà không cần chạm vào màn hình, ví dụ như Xperia Sola của Sony trước đây. Ngoài sử dụng ngón tay, màn hình cảm ứng điện dung còn cho phép chúng ta "chọt chọt" bằng những cây bút có đầu làm bằng mút dẫn điện (hoặc một loại vật liệu dẫn điện nào đó không làm trầy mặt kính).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét